Nhiếp chính và Hoàng thái hậu Danh_sách_Hoàng_đế_Nhà_Hán

Tay cầm thếp vàng, biểu tượng quyền lực các Hoàng đế Nhà Hán.

Trong các thời kỳ, đôi khi xuất hiện những trường hợp đặc biệt. Khi một Hoàng đế lĩnh kế vị lúc đang là trẻ sơ sinh thì một nhiếp chính, thường là Hoàng thái hậu hoặc một trong các thân vương hoàng tộc sẽ đảm nhận nhiệm vụ thay mặt Hoàng đế cai trị cho đến khi Hoàng đế trưởng thành. Thậm chí, các cuộc đảo chính, cướp quyền bởi ngoại thích có thể diễn ra. Thời đại đầu Tây Hán, sau khi Cao Tổ Lưu Bang qua đời, vợ của ông là Lã hậu (? – 180 TCN) trở thành nhà cai trị tối cao của Tây Hán suốt 15 năm (195 – 180 TCN), chọn Tiền Thiếu Đế (188 – 184 TCN), Hậu Thiếu Đế (184 – 180 TCN), những người cháu nội của mình làm vua bù nhìn. Phe cánh của Lã hậu bị lật đổ trong thời kỳ loạn chư Lã năm 180 TCN và Lưu Hằng giành quyền trở thành Hán Văn Đế (180 – 157 TCN).[14]

Những năm 90 TCN, trước khi Hán Vũ Đế qua đời năm 87 TCN, ông đã bổ nhiệm Hoắc Quang (mất năm 68 TCN), Kim Mật Đê (mất năm 86 TCN) và Thượng Quan Kiệt (mất năm 80 TCN) làm các phụ chính đại thần hỗ trợ Chiêu Đế (cai trị 87 – 74 TCN). Các vị phụ chính mà chủ yếu lãnh đạo bởi Hoắc Quang đã phụ tá Chiêu Đế, lập rồi phế Xương Ấp Vương và cuối cùng là Tuyên Đế, trải qua nhiều biến cố nhưng vẫn giữ được hoàng tộc họ Lưu Nhà Tây Hán. Về sau, gia tộc của Hoắc Quang cũng bị xử tử, cho thấy sự khó khăn của chức vị Phụ chính Đại thần.[15]

Vì các nhiếp chính và Hoàng thái hậu mặc dù quyền lực tối cao nhưng không được chính thức tính là Hoàng đế của Triều đại Nhà Hán.